Tiểu buốt là bệnh gì? Nguyên nhân - Cách chữa

Lượt xem: 5094
Đánh giá: 
Tiểu buốt là bệnh gì? Nguyên nhân - Cách chữa
Điểm trung bình:  9.0 /  10 (  589 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Hiện tượng đi tiểu buốt khiến rất nhiều người cảm thấy bất tiện và khó chịu trong sinh hoạt cũng như công việc hàng ngày. Cả nam và nữ đều có thể gặp hiện tượng này, do vậy đi tiểu buốt nguyên nhân do đâu là thắc mắc chung của hai giới. Hiện tượng đi tiểu buốt có thể liên quan đến một số bệnh nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm một số bộ phận như bàng quang, niệu đạo và thận. Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh sẽ giải đáp câu hỏi đó bằng bài viết dưới đây.

bị đi đái dắt và buốt

 

Đi tiểu buốt là bệnh gì?

Đi tiểu buốt là một thuật ngữ mô tả sự khó chịu trong quá trình đi tiểu. Cơn buốt này có thể bắt nguồn từ bàng quang, niệu đạo, hoặc vùng đáy chậu. Niệu đạo là ống dẫn nước tiểu bên ngoài cơ thể. Ở nam giới, vùng giữa bìu và hậu môn được gọi là vùng đáy chậu. Ở phụ nữ, đáy chậu là vùng giữa hậu môn và phần mở của âm đạo.

Đi đái buốt rất phổ biến. Hiện tượng đi tiểu buốt, rát, hoặc có cảm giác châm chích có thể báo hiệu tình trạng bệnh của cơ thể. Nó phổ biến hơn ở phụ nữ hơn nam giới. Ở nam giới, đàn ông lớn tuổi thường bị mắc đi tiểu buốt nhiều hơn là ở thanh niên.

Nguyên nhân đi tiểu buốt

Nguyên nhân đi tiểu buốt

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Đi tiểu buốt là một dấu hiệu đặc trưng của nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI). Cấu tạo của đường tiết niệu bao gồm các niệu đạo, bàng quang, niệu quản và thận. Nhiễm trùng đường tiết niệu thường gây ra bởi vi khuẩn xâm nhập vào đường niệu thông qua niệu đạo.

Niệu quản là các ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang. Nhiễm trùng có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào của đường tiết niệu.

Nhiễm trùng đường tiết niệu thường gây ra bởi vi khuẩn xâm nhập vào đường niệu thông qua niệu đạo.

Các yếu tố có thể làm tăng cơ hội phát triển UTI bao gồm:

  • Sỏi thận
  • Là phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ có thai
  • Bệnh tiểu đường
  • Tuổi cao
  • Viêm tuyến tiền liệt

Theo Phòng khám nam khoa Hưng Thịnh, phụ nữ có nhiều khả năng bị nhiễm trùng đường tiết niệu hơn nam giới. Điều này là do niệu đạo ở phụ nữ ngắn hơn ở nam giới. Niệu đạo ngắn hơn có nghĩa là vi khuẩn có khoảng cách ngắn hơn để đi đến bàng quang. Phụ nữ mang thai hoặc mãn kinh cũng có nguy cơ  cao bị nhiễm trùng đường tiết niệu.

Viêm tuyến tiền liệt

Nam giới có thể bị tiểu buốt do viêm tuyến tiền liệt. Đó là nguyên nhân chính gây ra tình trạng cơ thể sưng đau, nhức mỏi, và khó chịu. Tuyến tiền liệt là bộ phận sinh dục đặc biệt chỉ có ở nam giới, nằm dưới bàng quang và cuống dương vật và bao quanh niệu đạo.

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI)

Bạn cũng có thể có dấu hiệu bị buốt khi đi tiểu nếu bị nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI). Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể gây ra hiện tượng đi tiểu buốt bao gồm mụn rộp sinh dục, lậu và chlamydia. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải phân biệt được những căn bệnh xã hội này, vì không phải lúc nào bệnh cũng có triệu chứng.

Một số hành vi tình dục sẽ khiến bạn có nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình cao hơn, như quan hệ tình dục không có bao cao su, hoặc quan hệ tình dục với nhiều bạn tình. Bất cứ ai hoạt động tình dục đều nên đi kiểm tra STIs.

Viêm bàng quang

Một nguyên nhân gây ra đi tiểu buốt là viêm bàng quang, hoặc viêm lớp màng bàng quang. Viêm bàng quang cấp (IC) có triệu chứng là đi tiểu buốt và đau. Đây là loại viêm bàng quang phổ biến nhất.

Các triệu chứng của IC thường gây đau nhẹ ở vùng xương mu và lan xuống bàng quang khiến niêm mạc bàng quang bị tổn thương. Theo Viện Quốc gia về bệnh tiểu đường, Tiêu hóa và Bệnh thận (NIDDK), nguyên nhân gây ra bệnh viêm bàng quang vẫn chưa được xác định.

Bệnh sỏi thận

Bạn có thể gặp khó khăn khi đi tiểu nếu bạn bị sỏi thận. Sỏi thận hình thành nhờ sự lắng đọng những chất đáng lẽ có thể hòa tan trong nước tiểu. Nó có thể nằm ở bất cứ vị trí nào trên đường đi của nước tiểu.

Các nguyên nhân khác gây ra đái buốt

Đôi khi đi tiểu buốt không phải là do nhiễm trùng. Nó cũng có thể là do các sản phẩm mà bạn sử dụng cho bộ phận sinh dục. Xà phòng, kem dưỡng da, và bọt tắm có thể gây kích thích các mô âm đạo. Thuốc nhuộm trong chất tẩy giặt và các sản phẩm vệ sinh khác cũng có thể gây kích ứng và dẫn đến bị buốt khi đi tiểu.

 

Bài viết bạn quan tâm:

Cách chữa bệnh tiểu buốt

Như đã nói ở trên, hiện tượng đi tiểu buốt có thể là triệu chứng của nhiều căn bệnh khác nhau. Ngay khi có dấu hiệu đi tiểu buốt bạn hãy đến các trung tâm y tế hoặc bệnh viện để khám và được bác sĩ tìm đúng nguyên nhân của bệnh, tự ý dùng thuốc có thể sẽ khiến bệnh nặng hơn vì tình trạng kháng thuốc.

Đối với trường hợp đi tiểu buốt ở mức độ nhẹ, bạn sẽ được điều trị bằng các loại thuốc có tác dụng giảm các triệu trứng của bệnh và từ từ khống chế sự phát triển của các loại vi khuẩn, virus gây bệnh và loại bỏ bệnh. Thuốc phải được kê đơn từ bác sĩ.

Điều trị bằng liệu pháp Đông Tây y kết hợp cũng là phương pháp phổ biến điều trị hiện tượng đi tiểu buốt ở giai đoạn mãn tính. Việc điều trị bao gồm: Sử dụng các loại thuốc Đông Tây y để cân bằng nội tiết tố và giảm các triệu trứng của bệnh, sau đó tiến hành các biện pháp vật lý trị liệu bằng máy sóng ngắn tác động trực tiếp lên vùng bị bệnh đã xác định trước đó để diệt tận gốc các vi khuẩn, virus gây bệnh, loại bỏ các tổn thương, điều trị dứt điểm và tránh tái phát bệnh.

Nguyên nhân do sỏi thận sẽ được bác sĩ điều trị bằng thuốc kết hợp với phương pháp phẫu thuật hiện đại như mổ nội soi để đẩy sỏi ra khỏi đường tiết niệu.

Cách chữa tiểu buốt

Bạn nên uống 1,5 lít nước mỗi ngày để tránh tiểu buốt

Cách phòng tránh hiện tượng đi tiểu buốt

Các chuyên gia y tế đưa ra những biện pháp giúp phòng tránh hiện tượng đi tiểu buốt như sau:

Cung cấp cho cơ thể đủ lượng nước cần thiết, theo khuyến cáo là nên uống từ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày.

Tăng sức đề kháng cho cơ thể bằng việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh và hoa quả giàu vitamin C.

Đi tiểu đều đặn, tránh nhịn tiểu quá lâu sẽ gây nên hiện tượng ứ đọng nước tiểu ở bàng quang.

Vệ sinh cơ quan sinh dục hàng ngày, đặc biệt là sau mỗi lần đi vệ sinh. Đối với phụ nữ, nên chọn các dung dịch vệ sinh phù hợp để không làm mất cân bằng hệ vi sinh ở âm đạo.

Sau mỗi lần quan hệ tình dục, nên đi tiểu ngay. Niệu đạo trong quá trình giao hợp thường mở rất rộng, tạo điều kiện cho vi khuẩn có sẵn tại âm đạo đi ngược lên trên. Hành động đi tiểu sẽ giúp thải ngay lập tức những mầm bệnh trước khi chúng kịp vào trong bàng quang.

Trên đây là một số chia sẻ của các chuyên gia y tế Phòng khám nam khoa Hà Nội về vấn đề đi đái buốt nguyên nhân do đâu và cách chữa. Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ theo đường dây nóng 0386977199 để được tư vấn và giải đáp miễn phí.

 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?