Tiểu ra máu có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách điều trị

Lượt xem: 15696
Đánh giá: 
Tiểu ra máu có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách điều trị
Điểm trung bình:  8.8 /  10 (  605 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Tiểu buốt tiểu ra máu khiến nhiều người lo lắng nó có thể là dấu hiệu bệnh nào đó. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này, bác sĩ Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh mang đến cho bạn một vài khái niệm cơ bản về bệnh tiểu ra máu.

Tiểu ra máu có nguy hiểm không

Đi tiểu ra máu (còn gọi là niệu huyết) là tình trạng trong nước tiểu có chứa hồng cầu, hay nói cách khác là có chứa máu. Tiểu ra máu có hai loại chính là tiểu máu ra vi thể và tiểu ra máu đại thể.

Tiểu ra máu vi thể: là tình trạng trong nước tiểu có chứa hồng cầu nhưng lượng hồng cầu ít, nên không thể nhìn thấy trực tiếp bằng mắt thường, người bệnh cần phải được các bác sĩ làm các xét nghiệm chuyên môn mới có kết luận chính xác.

Tiểu ra máu đại thể: là tình trạng trong nước tiểu cũng có chứa hồng cầu, nhưng lượng hồng cầu rất lớn, có thể nhìn thấy trực tiếp được bằng mắt thường, nước tiểu thường có màu đỏ hoặc màu vàng sậm, thậm chí còn có thể thấy xuất hiện cục máu đông, dây máu ra theo nước tiểu.

Tiểu ra máu có nguy hiểm không?

Nước tiểu bình thường trong hoặc có màu vàng rơm. Khi bị tiểu ra máu sẽ xảy ra hiện tượng có máu trong nước tiểu. Thực tế, bạn có thể thấy máu đỏ tươi trong nước tiểu nhưng máu cũng có thể bị hòa tan khiến cho nước tiểu có màu hồng, màu gỉ sắt hoặc nâu.

Đi tiểu ra máu không chỉ là căn bệnh gây khó chịu, hoang mang mà còn gây ra nhiều nguy hiểm đến sức khỏe. Với nguyên nhân gây tiểu ra máu do viêm đường tiết niệu, bệnh sẽ gây viêm nặng các bộ phân liên quan khác như thận, bàng quang nếu không được chữa kịp thời và đúng cách.

Còn lại ở các trường hợp khác, đi tiểu ra máu là biểu hiện có những bệnh nguy hiểm liên quan đến hệ bài tiết hoặc đường máu. Nếu không kịp thời điều trị bệnh, tình trạng sẽ ngày càng nghiêm trọng và dễ gây ra các biến chứng khác.

Bài viết có thể bạn quan tâm

Tiểu đêm nhiều lần thì có phải bị bệnh

Tiểu ra máu ở nam giới nguyên nhân do đâu

Tiểu ra máu nhưng không đau là dấu hiệu ung thư?

Nguyên nhân gây tiểu ra máu

Đái ra máu có nguy hiểm không

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu gây ra đái ra máu

Đây là nguyên nhân chính hàng đầu dẫn đến đi tiểu ra máu. Khi đường tiết niệu bị vi khuẩn xâm nhập, gây viêm và làm tổn thương niêm mạc niệu đạo, bàng quang, niệu quản, đài bể thận, cầu thận…làm cho hồng cầu ra ngoài theo đường nước tiểu.

Các triệu chứng của viêm đường tiết niệu như: sốt cao, tiểu buốt, tiểu rắt (do viêm niệu đạo, bàng quang), rét run, sốt cao, đau hố thắt lưng (do viêm thận bể thận). Con đường gây bệnh chủ yếu là do vi khuẩn đi vào thận qua đường máu hoặc di chuyển từ niệu quản lên.

Đi tiểu ra máu do sỏi đường tiết niệu

Sỏi đường tiết niệu cũng là nguyên nhân đi đái ra máu thường gặp ở bệnh nhân đi tiểu ra máu nhiều lần. Sỏi được hình thành là do các chất khoáng trong nước tiểu có khi chúng kết thành thể rắn nhỏ, bám trên các bức tường của thận hoặc bàng quang. Qua một thời gian, sỏi có kích thước to dần thành những viên sỏi cứng. Sỏi có thể ở nhiều vị trí khác nhau của đường tiết niệu như sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, thậm chí sỏi kẹt ở niệu đạo…

Khi sỏi di chuyển xuống dưới hoặc chúng gây tắc nghẽn sẽ làm tổn thương lớp niêm mạc đường tiết niệu gây ra tiểu ra máuSỏi hệ tiết niệu có thể được xác định dễ dàng bằng các phương tiện chẩn đoán hình ảnh như chụp Xquang, siêu âm, chụp cắt lớp.

Ung thư tuyến tiền liệt có biểu hiện là đái buốt ra máu 

Các khối u của hệ tiết niệu như u bàng quang, u thận đôi khi cũng là nguyên nhân đái ra máu. Các biểu hiện của bệnh thường không rõ ràng bệnh nhân chỉ thấy mệt mỏi, sút cân, ăn uống kém, đau tức vùng hạ vị và đi tiểu ra máu nhưng chỉ đến khi đi tiểu ra máu đại thể bệnh nhân mới để ý thì khối u đã ở giai đoạn xâm lấn và di căn nhiều nơi. Vì vậy bạn cần thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ (6 tháng 1 lần), đặc biệt là những người trung niên, có độ tuổi từ 50 tuổi trở lên.

Tiểu ra máu do bệnh di truyền

Những người có bệnh di truyền về thiếu máu cũng có thể bị tiểu ra máu, có thể ở mức vi thể hoặc đại thể. Hội chứng Alport ( đây là hội chứng tác động vào các màng lọc của tiểu cầu thận) cũng có thể là nguyên nhân gây ra tiểu ra máu.

Chấn thương thận hoặc thể dục nặng

Thận bị tổn thương do va đập, do tai nạn hoặc luyện tập các môn thể thao mạnh có thể gây tổn thương đến bàng quang, mất nước hoặc sự cố các tế bào máu đỏ… Biểu hiện tiểu ra máu có thể nhìn thấy được ngay sau khi thực hiện một buổi luyện tập quá mạnh.

Bệnh về thận gây đái ra máu

Viêm cầu thận gây viêm nhiễm hệ thống lọc của thận cũng là nguyên nhân phổ biết gây ra tiểu ra máu. Nguyên nhân của viêm cầu thận có thể do nhiễm virus hoặc các bệnh mạch máu (viêm mạch), hay các vấn đề miễn dịch như bệnh lí thận…Tiểu ra máu gây ảnh hưởng đến các mao mạch nhỏ và quá trình lọc máu trong thận.

tieu ra mau co nguy hiem khong

Bệnh đái ra máu do dùng thuốc

Đôi khi sử dụng một số loại thuốc như: Thuốc chống đông (Heparin, kháng vitamin K), thuốc chống kết tập tiểu cầu (aspirin), thuốc chống ung thư (cyclophosphamid).. cũng có thể gây ra hiện tượng tiểu ra máu. Khi ngưng sử dụng các loại thuốc này, chứng tiểu ra máu sẽ tự động hết.

Cách điều trị tiểu ra máu

Tiểu ra máu phần lớn là do đến từ các bệnh lý thực thể ở hệ tiết niệu hoặc một số bệnh lý toàn thân. Do đó, người bệnh nên đến các phòng khám nam khoa uy tín để thăm khám tìm ra nguyên nhân gây tiểu ra máu và được chữa trị, đặc biệt là khi tình trạng tiểu ra máu kéo dài 2-3 ngày không có dấu hiệu chấm dứt. Nên kịp thời đi khám nếu để chậm trễ bệnh sẽ trở nên trầm trọng hơn và không nên tự điều trị đái ra máu bằng kháng sinh, thuốc cầm máu và thuốc nam chưa rõ nguồn gốc.

Một số cách điều trị có thể áp dụng khi bị tiểu ra máu

Tiểu ra máu có nguy hiểm không

Mỗi ngày nên uống từ 1,5 – 2 lít nước, có thể uống nước đun sôi để nguội, nước quả, nước canh. Hạn chế rượu bia, cà phê và các chất cồn khác… Nước sẽ giúp cơ thể bài tiết tốt và tránh ứ đọng nước tiểu ở bàng quang.

Hạn chế ăn mặn, thực phẩm giàu protein để hạn chế mắc bệnh sỏi thận.

Vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ.

Trên đây là những chia sẻ của các chuyên gia y tế Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh về vấn đề đái ra máu có nguy hiểm không, cũng như nguyên nhân và cách khắc phục tiểu ra máu. Mọi thắc mắc về vấn đề đường tiểu khác như: tiểu nhiều, tiểu buốt và các bệnh nam khoa khác, vui lòng gọi số hotline 0386977199 để được tư vấn miễn phí.

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?