Bệnh lậu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh

Lượt xem: 11682
Đánh giá: 
Bệnh lậu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh
Điểm trung bình:  8.6 /  10 (  639 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Là một trong số những bệnh xã hội gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh, bệnh lậu được các chuyên gia y tế đánh giá là khá nguy hiểm. Phần lớn những bệnh nhân mắc bệnh lậu đều không có sự hiểu biết nhiều về bệnh này. Những thông tin cơ bản như: Bệnh lậu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh là những thông tin đòi hỏi mỗi người cần có để chủ động trong việc phòng tránh và điều trị bệnh.

Bệnh lậu là gì?

Như đã nói ở trên, bệnh lậu là một bệnh xã hội lây truyền qua đường tình dục do song cầu khuẩn lậu có tên là Neisseria gonorrhoeae gây nên. Bệnh lậu thường rất dễ lây lan, việc điều trị cũng khá phức tạp vì bệnh hay tái phát.

Bệnh lậu thường có thời gian ủ bệnh khá ngắn, chỉ từ 2 tuần đến 1 tháng.

Đối tượng dễ mắc bệnh lậu: Chủ yếu là thanh niên đang trong độ tuổi hoạt động tình dục mạnh. Ngoài ra mọi đối tượng khác như người già, trẻ nhỏ... cũng đều có nguy cơ mắc bệnh lậu nếu không có sự đề phòng.

Bệnh lậu là gì?Nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng bệnh

Nguyên nhân gây bệnh lậu

Bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt hàng ngày, những sơ suất xảy ra trong cuộc sống hoặc bất cứ một lúc nào đó bạn không có sự đề phòng thì song cầu khuẩn lậu đều có thể tấn công và gây bệnh lậu cho bạn.

Các chuyên gia của phòng khám chữa bệnh lý nam khoa Hưng Thịnh cho biết, một số nguyên nhân gây nên bệnh lậu mà bạn cần biết đó là:

Quan hệ tình dục không an toàn

Đây là nguyên nhân chủ yếu (chiếm khoảng 95%) dẫn đến bệnh lậu, những trường hợp quan hệ tình dục với người bị nghi là mắc bệnh lậu mà không sử dụng biện pháp bảo vệ, quan hệ với nhiều đối tượng, quan hệ đồng tính... đều dẫn đến nguy cơ cao bạn bị mắc bệnh lậu.

Bệnh lậu do quan hệ không an toàn

Sử dụng chung đồ dùng cá nhân

Việc sử dụng chung đồ dùng cá nhân như khăn tắm, khăn mặt, quần lót... sẽ khiến bạn dễ dàng bị mắc bệnh lậu. Tuy nhiên, nguyên nhân gây nên bệnh lậu này hiếm khi xảy ra.

Di truyền từ mẹ sang con

Trong quá trình mang thai nếu người mẹ bị mắc bệnh lậu mà không được điều trị kịp thời hoặc điều trị không triệt để thì sẽ gây lây nhiễm sang cho thai nhi. Trong quá trình sinh, thai nhi chào đời qua đường âm đạo của người mẹ, vậy nên song cầu khuẩn lậu sẽ theo đó ảnh hưởng trực tiếp đến em bé. Việc lây truyền bệnh lậu từ mẹ sang con có thể gây nên những biến chứng vô cùng nguy hiểm như: Gây nhiễm trùng bào thai dẫn đến thai chết lưu, sinh non hoặc sảy thai, gây suy dinh dưỡng bào thai.

Sử dụng dụng cụ y tế chưa được sát khuẩn

Sử dụng chung bơm kim tiêm hoặc dùng bơm kim chưa được sát khuẩn có thể khiến bạn mắc bệnh lậu. Đặc biệt, những người làm trong ngành y, thường xuyên có sự tiếp xúc với bệnh nhân mắc bệnh lậu cũng có nguy cơ cao bị lây nhiễm bệnh lậu.

Triệu chứng của bệnh lậu

Những biểu hiện của bệnh lậu ở nam giới

Dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới thường rầm rộ, rõ nét và dễ nhận biết hơn ở nữ giới rất nhiều. Chính vì thế, tỉ lệ chữa khỏi bệnh lậu ở nam giới thường cao hơn nữ giới.

Bệnh lậu giai đoạn cấp tính

Biểu hiện của bệnh lậu trong giai đoạn cấp tính ở nam giới thường là tiểu buốt như dao lam cứa, tiểu dắt, lỗ niệu đạo sưng đỏ, có chảy mủ màu vàng hoặc xanh. Những triệu chứng này thường gây nên sự khó chịu cho nam giới và buộc họ phải đi khám ngay sau đó.

bệnh lậu giai đoạn mãn tính

Bệnh lậu ở nam giới trong giai đoạn cấp tính nếu không được điều trị sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính. Bệnh lậu mãn tính ở người nam thường không còn dấu hiệu gì nổi bật, triệu chứng còn lại trong giai đoạn này đó là chảy mủ. Mỗi buổi sáng sớm khi đi tiểu, bạn vuốt dọc thân dương vật sẽ thấy giọt mủ chảy ra (gọi đó là “giọt sương ban mai”.)

Dấu hiệu bệnh lậu

Dấu hiệu bệnh lậu ở nữ giới

Các triệu chứng của bệnh lậu hầu như không xuất hiện hoặc nếu có xuất hiện thì cũng rất mờ nhạt, khó nhận biết, thường hay nhầm lẫn với các triệu chứng của bệnh khác.

Bệnh lậu giai đoạn cấp tính

Có đến 70% chị em mắc bệnh lậu là không có dấu hiệu gì trong giai đoạn cấp tính. Một số rất it chị em thấy triệu chứng như tăng dịch tiết âm đạo, dịch tiết âm đạo có mùi hôi, hơi đau bụng dưới... Vì khó phát hiện triệu chứng bệnh lậu trong giai đoạn này nên bệnh lậu ở nữ giới thường chuyển sang giai đoạn mãn tính.

Bệnh lậu giai đoạn mãn tính

Khi bệnh lậu ở nữ giới chuyên sang giai đoạn mãn tính, lúc này chị em mới thấy xuất hiện một số dấu hiệu như tiểu buốt, tiểu dắt, miệng niệu đạo sưng đỏ, đi thăm khám thấy cổ tử cung cũng sưng đỏ...

Bệnh lậu có nguy hiểm không?

Bệnh lậu nếu không được điều trị hoặc điều trị không dứt điểm thì có thể gây ra nhiều tác hại rất nguy hiểm. Nói về những tác hại của bệnh lậu, chuyên gia của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh cho biết: “Tác hại lớn nhất của bệnh lậu đó là ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của cả nam và nữ, dẫn tới vô sinh ở nam giới cũng như nữ giới hay sinh non, sảy thai, thai chết lưu ở nữ giới”. Cụ thể những tác hại này như sau:

Bệnh lậu ở mắt

Hình ảnh bệnh lậu ở trẻ em

Viêm tinh hoàn: thường gặp ở nam giới, với những trường hợp người nam mắc bệnh lậu mà không được điều trị thì có thể dẫn đến bị viêm tinh hoàn. Bệnh viêm tinh hoàn nếu không được điều trị sẽ dẫn đến vô sinh ở nam giới.

Viêm khung chậu ở nữ giới: Song cầu khuẩn lậu có thể lan vào cổ tử cung và vòi trứng dẫn đến viêm khung chậu, gây sẹo vòi trứng, nguy cơ cao gây thai ngoài tử cung hoặc vô sinh.

Bệnh lậu hậu môn hoặc trực tràng: Nếu bạn có quan hệ tình dục qua đường hậu môn thì bạn có thể bị lây nhiễm bệnh lậu. Bệnh lậu hậu môn- trực tràng thường khiến bạn bị chảy dịch hậu môn, hậu môn ngứa ngáy, khó chịu, những dấu hiệu này thường dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng của bệnh khác, đặc biệt là bệnh trĩ.

Lậu họng, miệng: Quan hệ tình dục bằng đường miệng là nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh lậu miệng họng. Bệnh lậu ở họng, miệng khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong việc ăn uống, nhai, nuốt, giao tiếp, amidan bị kích thích...

Lậu mắt (thường thấy ở trẻ sơ sinh): Bé bị nhiễm song cầu khuẩn từ mẹ trong quá trình mang thai. Khi chào đời qua đường âm đạo, mắt bé có thể bị song cầu khuẩn lậu tấn công gây viêm kết mạc, thậm chí dẫn đến mù lòa nếu bé không được điều trị bệnh kịp thời.

Nhiễm khuẩn diện rộng: Song cầu khuẩn lậu có độ lây lan rất nhanh, chúng có thể theo đường máu ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác của cơ thể như xương khớp...

>>>Tìm kiếm liên quan: Điều trị dứt điểm bệnh lậu

Phòng tránh bệnh lậu như thế nào?

Để phòng tránh bệnh lậu, bạn cần lưu ý những điều sau:

- Quan hệ tình dục an toàn, nên sống thủy chung một vợ- một chồng để tránh bị lây nhiễm bệnh lậu cũng như các bệnh xã hội khác.

- Tuyệt đối không dùng chung dụng cụ cá nhân hoặc đồ dung cá nhân với người khác

- Đi thăm khám ngay khi có các dấu hiệu bất thường của bệnh lậu để kịp thời có phương án điều trị bệnh

- Khám sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện bệnh lậu sớm nhất

Bệnh lậu được xếp trong nhóm những bệnh xã hội có nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Vì thế, bạn cần hết sức chú ý trong vấn đề phòng tránh bệnh. Mọi thắc mắc, bạn liên hệ số máy 0386977199 để được các chuyên gia của phòng khám nam khoa hà nội Hưng Thịnh tư vấn cụ thể hơn.

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?