Một số hình ảnh bệnh giang mai ở nam và nữ

Lượt xem: 12459
Đánh giá: 
Một số hình ảnh bệnh giang mai ở nam và nữ
Điểm trung bình:  9.0 /  10 (  589 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Bệnh nhân thường rất mơ hồ trong việc nhận biết các dấu hiệu của bệnh giang mai nói riêng và dấu hiệu của các bệnh xã hội nói chung. Vì thế, hình ảnh bệnh giang mai là yếu tố quan trọng giúp bạn nhận biết bệnh giang mai một cách nhanh chóng.

Hình ảnh bệnh giang mai

Hình ảnh bệnh giang mai ở nam giới

Sau thời gian ủ bệnh từ 3-90 ngày (trung bình là khoảng 21 ngày), các dấu hiệu bệnh giang mai ở nam giới bắt đầu xuất hiện:

Vị trí xuất hiện: Quy đầu, bao quy đầu, lỗ niệu đạo, thân dương vật...

Đặc điểm: Các vết loét nông, bờ nhẵn, hình tròn hoặc hình bầu dục, màu đỏ, không gây ngứa và không gây đau. Khoa học gọi những tổn thương là “săng giang mai”, người bệnh có thể bị nổi hạch vùng bẹn, cứng và cũng không đau.

Một số hình ảnh bệnh giang mai ở nam giới

Hình ảnh giang mai ở nam giới

Giang mai xuất hiện trên thân dương vật, với những nốt màu hồng nhạt

Hình ảnh bệnh giang mai ở nữ giới

Cũng giống như nam giới, thời gian ủ bệnh giang mai ở nữ giới cũng từ 3-90 ngày, sau đó những triệu chứng bệnh giang mai ở nữ cũng bắt đầu xuất hiện:

Vị trí xuất hiện: Môi lớn, môi bé, âm đạo, cổ tử cung, trực tràng...

Đặc điểm: Vết loét nông, màu đỏ, bờ nhẵn, không gây đau cũng không gây ngứa, hình tròn hoặc hình bầu dục, kích thước từ 1-3 cm, cũng có thể nổi hạch ở bẹn, cứng và cũng không đau.

Một số hình ảnh bệnh giang mai ở nữ giới

Hình ảnh giang mai ở nữ giới

Ngoài âm hộ, giang mai ở nữ còn xuất hiện ở miệng, ngực , lưng và gần bẹn

Hình ảnh bệnh giang mai ở trẻ nhỏ

Nếu như trong quá trình mang thai, người mẹ mắc bệnh giang mai mà không được điều trị triệt để hoặc không điều trị thì sẽ gây lây nhiễm sang con, khiến bé mắc bệnh giang mai ngay khi còn trong bụng mẹ.

Hình ảnh giang mai lây từ mẹ sang con trong quá trình mang thai

Giang mai lây từ mẹ sang con

 

Một số hình ảnh bệnh giang mai ở trẻ sơ sinh

Các triệu chứng của bệnh giang mai ở trẻ sơ sinh có thể xuất hiện ngay khi bé được 2 tuần hoặc 3 tháng. Triệu chứng dễ thấy như: phát ban, sốt ngoài da, đau, mệt mỏi hoặc khóc khàn giọng. Khi thăm khám, thấy bé có biểu hiện sưng gan và lá lách, vàng da, thiếu máu và một loạt các dấu hiệu khác. Việc chăm sóc bé bị bệnh giang mai cần hết sức chú ý nếu không bé sẽ bị nhiễm trùng nặng hơn.

Một số hình ảnh về bệnh giang mai khác

Bệnh giang mai có thể xuất hiện ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể khi bạn có sự tiếp xúc với xoắn khuẩn giang mai tại các vị trí đó. Điển hình là các “săng giang mai” xuất hiện ở miệng khi bạn có quan hệ bằng đường miệng (oral sex) với người mắc bệnh. Đặc biệt, những người gặp các vấn đề về răng miệng như viêm nướu, viêm loét miệng... nên tránh quan hệ tình dục đường miệng để hạn chế tối đa nguy cơ bị mắc giang mai và các bệnh xã hội khác.

Hình ảnh giang mai ở miệng

Bệnh giang mai ở miệng thường đi kèm dấu hiệu:  họng đau kéo dài, nuốt vướng và xuất hiện hạch ở cổ.

Triệu chứng của bệnh giang mai ở miệng là những nốt màu đỏ, trắng có hình tròn hoặc hình bầu dục. Kích cỡ to nhỏ của nốt loét tùy thuộc vào vị trí của chúng. Những nốt loét nhỏ thường nằm sau trong cổ amidan, không gây đau, không gây ngứa nhưng lại gây phiền toái trong sinh hoạt cho người bệnh. 

Những hình ảnh bệnh giang mai ở nam và nữ là cơ sở quan trọng để bệnh nhân nhận biết sớm nhất bệnh giang mai và có phương pháp điều trị hợp lý. Hãy đến cơ sở khám chữa bệnh uy tín Phòng khám đa khoa tại hà nội Hưng Thịnh địa chỉ số 380 - Xã Đàn - Đống Đa - Hà Nội để được điều trị dứt điểm bệnh giang mai cũng như các bệnh nam khoa khác.

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?