- Trang chủ /
- Bệnh xã hội /
- Bệnh giang mai /
- Giang mai là bệnh gì?
Giang mai là bệnh gì?
-
Cập nhật lần cuối: 02-04-2017 22:08:05
-
HIV/AIDS, bệnh giang mai, bệnh lậu, bệnh sùi mào gà hay bệnh mụn rộp sinh dục là những bệnh xã hội lây truyền chủ yếu qua đường tình dục. Ngoài căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS thì bệnh giang mai cũng đặc biệt nguy hiểm nếu như bệnh nhân không phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Sự nguy hiểm của bệnh đòi hỏi bạn nên có những kiến thức cơ bản “Giang mai là bệnh gì?” để biết cách phòng tránh bệnh.
Tổng quát về bệnh giang mai
Bệnh giang mai là gì?
Bệnh giang mai là một bệnh xã hội lây nhiễm chủ yếu qua con đường quan hệ tình dục, do xoắn khuẩn giang mai có tên Treponema Pallidum gây ra.
Xoắn khuẩn giang mai (T. pallidum) có sức đề kháng rất yếu ở môi trường ngoại cảnh, chúng chỉ sống được không quá vài giờ. Trong môi trường, các xoắn khuẩn giang mai sẽ chết nhanh chóng. Ngược lại, trong môi trường ẩm ướt, các xoắn khuẩn giang mai có thể sống được khoảng vài chục phút. Xà phòng có thể tiêu diệt được xoắn khuẩn giang mai.
Nguyên nhân gây bệnh giang mai
Như đã nói ở trên, bệnh giang mai chủ yếu lây truyền qua đường tình dục. Vì thế, những trường hợp quan hệ tình dục không an toàn đều có nguy cơ cao bị lây nhiễm bệnh giang mai. Đây là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh giang mai. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác gây bệnh giang mai như: Lây truyền qua đường máu, lây truyền từ mẹ sang con, qua tiếp xúc chung với những vật dụng cá nhân...
Cụ thể những nguyên nhân gây bệnh giang mai sẽ được phân tích cụ thể dưới đây:
Quan hệ tình dục không an toàn
Các trường hợp quan hệ tình dục không an toàn như: Quan hệ không sử dụng biện pháp bảo vệ, quan hệ với nhiều đối tượng có nguy cơ mắc bệnh, quan hệ đồng tính qua đường hậu môn hoặc đường miệng... đều có nguy cơ cao khiến bạn mắc bệnh giang mai.
Có sự tiếp xúc với xoắn khuẩn giang mai thông qua vết thương hở
Nếu như bạn có một vết trầy xước nhỏ trên cơ thể, vết trầy xước đó tiếp xúc với xoắn khuẩn giang mai ở người mắc bệnh giang mai sẽ gây lây nhiễm. Xoắn khuẩn giang mai này có thể tồn tại ở những vật dụng cá nhân như khăn mặt, khăn tắm, quần lót, bồn cầu...
Lây qua đường máu
Những người không biết mình mắc bệnh giang mai mà đi hiến máu hoặc cho máu người khác thì sẽ làm cho người đó bị lây nhiễm bệnh giang mai từ mình
Giang mai còn có thể lây nhiễm khi bạn dùng chung bơm kim tiêm (Tiêm chích ma túy)
Nhân viên y tế là những người thường xuyên có sự tiếp xúc với bệnh nhân mắc bệnh giang mai thì nguy cơ bị nhiễm bệnh là rất cao vì các dụng cụ y tế như: Kim tiêm, quần áo bệnh nhân... đều có thể chứa dịch, mủ hoặc máu của người bệnh. Vì thế, nhân viên y tế cần được trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ khi làm việc.
Lây truyền từ mẹ sang con
Trong quá trình mang thai, nếu như người mẹ mắc bệnh giang mai mà không được điều trị tích cực hoặc điều trị không đúng cách thì sẽ gây lây nhiễm sang cho thai nhi, dẫn đến tình trạng nhiễm trùng nước ối đe dọa sảy thai, sinh non, thai chết lưu, thai suy dinh dưỡng.
Em bé được sinh ra bởi người mẹ mắc bệnh giang mai thì sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh giang mai ở miệng, họng, môi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp của bé, nặng hơn có thể dẫn đến tử vong.
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh giang mai
Bệnh giang mai thường có 4 giai đoạn. Trong đó, mỗi giai đoạn triệu chứng bệnh lậu lại biểu hiện ra khác nhau. Biểu hiện đặc trưng ở mỗi giai đoạn như sau:
Triệu chứng của bệnh giang mai giai đoạn 1
Sau thời gian ủ bệnh từ 3-90 ngày (Trung bình là khoảng 20 ngày) thì bệnh giang mai bắt đầu biểu hiện ra những triệu chứng đầu tiên. Đặc điểm của bệnh giang mai giai đoạn này đó là các vết loét màu hồng nhạt, nông, bờ nhẵn, không đau, không ngứa, đường kính 01,3 đến 3cm. Y học gọi những tổn thương này là “săng giang mai”.
Vị trí xuất hiện của săng giang mai thường là cơ quan sinh dục của cả nam và nữ như: Môi lớn, môi bé, âm hộ, âm đạo, dương vật, trực tràng... nó cũng có thể xuất hiện ở môi, họng, miệng.. nếu như bạn có sự tiếp xúc với xoắn khuẩn giang mai tại các vị trí đó.
Sau khoảng 4-8 tuần, nếu bệnh không được điều trị, các săng giang mai này sẽ tự động biến mất. Nhưng không phải là bệnh đã biến mất mà vẫn đang âm thầm phát triển và chuyển sang giai đoạn khác.
Triệu chứng của bệnh giang mai giai đoạn 2
Giai đoạn 2 bắt đầu từ 4-8 tuần sau khi giai đoạn 1 kết thúc và kéo dài khoảng từ 1 đến 3 tháng.
Triệu chứng điển hình của giang mai giai đoạn 2 đó là các vết nổi mẩn ở lòng bàn tay, bàn chân, không đau cũng không ngứa. Bệnh nhân rất dễ nhầm lẫn với dấu hiệu của bệnh khác.
Các triệu chứng cuối cùng của bệnh giang mai trong giai đoạn 2 đó là cảm cúm, căng thẳng, mệt mỏi kéo dài. Một số trường hợp còn có triệu chứng đau đầu, đau cơ, nổi hạch, rụng tóc, giảm cân không rõ nguyên nhân ...
Triệu chứng của bệnh giang mai giai đoạn tiềm ẩn (Giai đoạn 3)
Mặc dù các xoắn khuẩn giang mai vẫn còn tồn tại trong cơ thể bạn nhưng không biểu hiện bất cứ biểu hiện gì ra bên ngoài. Giai đoạn này, chỉ có làm xét nghiệm huyết thanh thì mới xác định được bệnh giang mai. Nhiều bệnh nhân tưởng mình đã khỏi bệnh nên không có động thái điều trị. Vậy nên đa phần các bệnh nhân mắc bệnh giang mai ở giai đoạn tiềm ẩn đều chuyển sang giang mai giai đoạn 4.
Triệu chứng của bệnh giang mai giai đoạn 4
Giang mai giai đoạn 4 chỉ còn lại những dầu hiệu của biến chứng. Những biến chứng của bệnh giang mai trong giai đoạn này khá nguy hiểm, nếu không có cách khắc phục kịp thời thì bệnh nhân có thể bị đe dọa đến tính mạng.
- Hình ảnh giang mai thần kinh:
Những biến chứng của bệnh giang mai trong giai đoạn 4 phải kể đến như: Thiệt hại đến não, mắt, tim, gan, xương khớp... Bệnh nhân có thể bị liệt tứ chi, không cử động được hoặc bị mù lòa, mất trí nhớ vĩnh viễn
Điều trị bệnh giang mai
Điều trị bệnh giang mai bằng thuốc kháng sinh
Đây là phương pháp phổ biến được rất nhiều cơ sở y tế áp dụng. Điều trị bằng thuốc là phương pháp nhanh, đơn giản, tiết kiệm được kinh phí và thời gian điều trị cho người bệnh. Tuy nhiên, đây chưa phải là phương pháp tối ưu vì đối với những bệnh nhân mắc bệnh giang mai ở giai đoạn cuối thì gần như việc điều trị bằng thuốc không có tác dụng.
Thuốc điều trị bệnh giang mai chủ yếu là kháng sinh tiêm bắp, có thể kết hợp với kháng sinh uống.
Phương pháp cân bằng miễn dịch điều trị bệnh giang mai của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh
Đây là phương pháp mới và hiện đại nhất hiện nay với hiệu quả điều trị khá cao (khoảng 95%), khả năng tái phát bệnh gần như không có.
Nguyên lý điều trị bệnh giang mai bằng phương pháp cân bằng miễn dịch đó là: Tiêu diệt xoắn khuẩn giang mai kết hợp với gene sinh vật điều tiết chức năng miễn dịch của người bệnh, từ đó tiêu diệt tận gốc xoắn khuẩn giang mai, tránh bệnh tái phát trở lại.
Nhờ việc kết hợp gene sinh vật trong liệu trình điều trị bệnh nên tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể người bệnh. Vậy nên, sau điều trị, bệnh nhân ít có trường hợp tái phát bệnh trở lại.
Điều trị bệnh giang mai bằng phương pháp miễn dịch cân bằng giúp bệnh nhân tiết kiệm được rất nhiều thời gian, kinh phí điều trị hợp lý, người bệnh không phải nằm viện mà cũng không gây đau đớn hay sợ hãi cho người bệnh giống như phương pháp truyền thống.
Phòng tránh bệnh giang mai
Để phòng tránh bệnh giang mai, các chuyên gia của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh lưu ý với bạn một số vấn đề sau:
- Có đời sống tình dục an toàn, sống chung thủy một vợ- một chồng, hạn chế số người phối ngẫu để tránh lây nhiễm các bệnh xã hội nói chung và bệnh giang mai nói riêng.
- Tuyệt đối không dùng chung các vật dụng cá nhân như khăn mặt, khăn tắm, quần lót, bồn cầu... với người khác để tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh.
- Trước khi mang thai bạn cần thăm khám sức khỏe tổng quát để tránh gây lây nhiễm cho thai nhi.
- Khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện mình mắc bệnh giang mai và có phương pháp điều trị thích hợp.
Nếu như bạn đã có quan hệ tình dục với nhiều đối tượng mà không sử dụng biện pháp bảo vệ an toàn thì lời khuyên tốt nhất cho bạn đó là nên đi làm xét nghiệm tổng quát xem mình có mắc bệnh giang mai hay bệnh xã hội nào khác hay không. Từ đó có phương pháp điều trị kịp thời. Mọi thắc mắc liên quan đến bệnh giang mai là gì, bạn vui lòng liên hệ số máy 0386977199 để được các chuyên gia của phòng khám Hưng Thịnh tư vấn cụ thể hơn.
Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?
-
Các phương pháp điều trị bệnh giang mai hiệu quả
Các phương pháp điều trị bệnh giang mai hiệu quả hiện nay là gì? Với sự tiến bộ của y học thì ngày nay rất nhiều người đang kỳ vọng vào một phương pháp có thể điều trị dứt điểm căn...Xem chi tiết
-
Phòng tránh bệnh giang mai thế nào?
Hỏi: cách phòng tránh bệnh giang mai như thế nào thưa bác sĩ? Sắp tới chị gái cháu sẽ chuyển về sống chung với cháu. Nhưng vì chị ấy bị bệnh giang mai, mà đây lại là căn bệnh xã hội...Xem chi tiết
-
Hình ảnh giang mai ở nam và nữ
Bệnh nhân thường rất mơ hồ trong việc nhận biết các dấu hiệu của bệnh giang mai nói riêng và dấu hiệu của các bệnh xã hội nói chung. Vì thế, hình ảnh bệnh giang mai là yếu tố quan trọng...Xem chi tiết
-
Triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh giang mai ở nữ
Bệnh giang mai là căn bệnh đã xuất hiện từ 400 năm trước. Cho đến hiện nay nó vẫn tồn tại và ngày càng phổ biến hơn. Bệnh giang mai xuất hiện cả ở nam và nữ. Bệnh giang mai ở nữ giới...Xem chi tiết
-
Bệnh giang mai lây truyền qua đường nào
Bệnh giang mai là gì? Bệnh giang mai lây truyền qua đường nào? Vẫn là những kiến thức rất mơ hồ với nhiều người. Vì thế mà có nhiều trường hợp mắc bệnh giang mai nhưng vẫn mơ hồ không...Xem chi tiết
-
Ảnh hưởng của giang mai với phụ nữ mang thai
Bị bệnh giang mai lúc mang thai là điều không may mắn của nhiều người mẹ. Tuy nhiên, rơi vào tình huống này, bạn nên bình tĩnh để có cách xử lý thích hợp nhất, vừa tốt cho mẹ lại vừa an...Xem chi tiết