Đái dắt, nguyên nhân đái dắt và cách điều trị đái dắt hiệu quả
-
Cập nhật lần cuối: 27-03-2017 17:32:02
-
Những người mắc chứng “đái dắt” đều có chung một cảm giác đó là khó chịu, bất tiện. Chứng đái rắt không những ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày mà còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của bạn. Có nhiều trường hợp bệnh nhân mắc chứng đái dắt trong một thời gian dài nhưng lại không đi khám nam khoa để tìm ra nguyên nhân và cách điều trị đái dắt vì nghĩ đơn giản bệnh không gây ảnh hưởng đến tính mạng và vẫn có thể chịu đựng được. Tuy nhiên, chính điều đó đã khiến tình trạng đái dắt của người bệnh càng trở nên trầm trọng hơn. Nguy hiểm hơn, đái dắt còn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý mà nếu không điều trị sẽ gây tác động không tốt đến sức khỏe của bạn. Vậy nguyên nhân đái dắt và cách điều trị đái dắt hiệu quả là gì? Các chuyên gia của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh sẽ phân tích cụ thể hơn trong bài viết dưới đây.
Khái niệm bệnh đái dắt
Đái dắt là hiện tượng đi tiểu nhiều lần trong một ngày, lượng nước tiểu mỗi lần đi không nhiều, có khi là hiện tượng són tiểu chỉ một vài giọt, nước tiểu thường có màu vàng. Người bệnh luôn có cảm giác muốn đi tiểu mặc dù vừa mới đi xong khiến bạn gặp nhiều phiền toái và sự khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày.
Nguyên nhân đái dắt là gì?
Viêm đường tiết niệu
Theo các bác sĩ của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh, đái dắt là triệu chứng thường thấy của viêm đường tiết niệu. Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu là do vi khuẩn và thấp nhiệt (thấp nhiệt hay còn gọi là nóng trong)
Đối với viêm đường tiết niệu do vi khuẩn ngoài hiện tượng đái dắt thì bệnh nhân còn thấy các triệu chứng khác như tiểu buốt, nước tiểu có mùi khai nồng, màu vàng đục. Nếu hiện tượng này kéo dài sẽ khiến cho bạn có cảm giác buốt nhói mỗi lần đi tiểu. Viêm đường tiết niệu do vi khuẩn nếu không được điều trị tích cực và kịp thời thì có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm thận, suy thận, nhiễm trùng máu...
Đối với viêm đường tiết niệu do nóng trong thì ngoài hiện tượng đái dắt, bệnh nhân còn thấy bị đái buốt, nước tiểu có mùi, màu vàng, theo thời gian các triệu chứng này không tăng nặng thêm nhưng dễ bị tái phát. Không chỉ có hiện tượng tiểu buốt, tiểu dắt, những người bị nóng trong còn hay bị táo bón, nổi mụn và háo nước... Viêm đường tiết niệu do nóng trong không đơn giản như đa phần bệnh nhân vẫn nghĩ, nếu không điều trị kịp thời thì dễ dẫn đến nhiễm khuẩn và gây ra những biến chứng nặng hơn.
Một số nguyên nhân khác gây ra bệnh đái dắt
Phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới: Tuyến tiền liệt phình to gây chèn ép niệu đạo, tia tiểu yếu và gây chèn ép bàng quang làm giảm thể tích bàng quang gây kích thích bàng quang và dẫn đến hiện tượng đi tiểu nhiều, tiểu dắt, tiểu không hết nước. Bệnh này thường gặp ở những đối tượng trên 50 tuổi.
Viêm bàng quang hoặc nhiễm trùng bàng quang: Thường gặp ở những người trong độ tuổi từ 20 đến 50. Nhiễm trùng thường bắt đầu từ khi xâm nhập vào lỗ niệu đạo nơi thoát ra nước tiểu trong lúc quan hệ tình dục. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào niệu đạo khi bạn sử dụng giấy vệ sinh (Lau từ sau ra trước)
Viêm bể thận hoặc thận nhiễm trùng: Thường là do vi khuẩn từ nhiễm trùng bàng quang đi đến thận. Nhiễm trùng thận thường xảy ra ở những đối tượng như: Phụ nữ mang thai, nam giới có tuyến tiền liệt phì, người bị bệnh đái tháo đường, người bị sỏi thận mãn tính...
Viêm niệu đạo: Viêm niệu đạo là tình trạng viêm nhiễm ống niệu đạo. Viêm niệu đạo thường xảy ra do các bệnh lây truyền qua đường tình dục như bệnh lậu, chlamydia. Ngoài ra, viêm niệu đạo cũng là do kích ứng của các chất tẩy rửa có tính kích thích như xà bông, thuốc sát trùng...
Viêm âm đạo: Cũng gây ra hiện tượng tiểu rắt, tiểu buốt. Nguyên nhân gây viêm niệu đạo chủ yếu là do các chất tẩy rửa có tính kích thích, hooc-môn sinh dục nữ thay đổi, nhiễm khuẩn...
Đái rắt cũng có thể do bạn dùng quá nhiều chất kích thích, các đồ ăn cay nóng...
Cách điều trị đái dắt hiệu quả
Để điều trị bệnh đái dắt có hiệu quả thì cần phải điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh. Một số cách điều trị đái dắt hiệu quả thường hay được áp dụng như:
Điều trị nội khoa
Sử dụng thuốc để điều trị tận gốc các nguyên nhân gây chứng đái dắt:
- Viêm bàng quang, viêm bể thận: Có thể dùng thuốc kháng sinh uống, đối với những trường hợp bị viêm bể thận nặng có thể phải tiêm thuốc kháng sinh vào tĩnh mạch.
- Viêm niệu đạo: Sử dụng thuốc kháng sinh tùy theo tình trạng bệnh
- Viêm âm đạo: Được điều trị bằng thuốc kháng sinh uống, thuốc đặt âm đạo hoặc gen đưa vào âm đạo.
- Bệnh lây truyền qua đường tình dục: Điều trị triệt để bệnh bằng thuốc kháng sinh hoặc phương pháp ngoại khoa nào khác.
Một số bài thuốc dân gian chữa bệnh đái dắt
Chữa tiểu dắt bằng bí xanh
Bí xanh là thực phẩm rất quen thuộc trong những bữa ăn hàng ngày của bạn. Để chữa bệnh đái dắt bằng bí xanh, cách đơn giản nhất là bạn lấy một miếng bí xanh rồi gọt vỏ, rửa sạch, đem xay mịn rồi lọc lấy nước, thêm chút muối và uống. Sử dụng ngày 3 cốc, 2-10 ngày sẽ có hiệu quả.
Nếu bạn không ăn được bí xanh, bạn có thể luộc bí chín, sau đó uống cả nước luộc và ăn cả bí luộc.
Sắn dây chữa bệnh tiểu dắt
Sắn dây được coi là thực phẩm có tính mát, giải nhiệt rất tốt. Bạn có thể dùng bột sắn dây tinh chế sẵn rồi pha uống liền hoặc quấy bột sắn dây để ăn giống như chè. Cả hai cách này đều có tác dụng chữa bệnh đái dắt hiệu quả.
Mồng tơi
Mồng tơi rửa sạch, sắc lấy nước uống trong ngày hoặc nấu canh mồng tơi ăn thường xuyên cũng đều có tác dụng chữa bệnh đái rắt.
Râu ngô
Râu ngô có vị ngọt mát, thơm, giải nhiệt tốt. Râu ngô bạn cũng mang sắc lấy nước uống hàng ngày, vừa có tác dụng chữa bệnh đái dắt lại vừa là đồ uống bổ dưỡng.
Trên đây, các chuyên gia của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh vừa chia sẻ một số thông tin về vấn đề “Đái dắt, nguyên nhân đái dắt và cách điều trị đái dắt hiệu quả”. Mọi thông tin, bạn có thể liên hệ số máy 0386977199 để được các chuyên gia của phòng khám tư vấn miễn phí.
Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?
-
Khi nào đi đái dắt và buốt là dấu hiệu bệnh nguy hiểm?
Đái dắt đái buốt là hiện tượng có thể bị nhiều người bệnh bỏ qua vì cho rằng nó không nguy hiểm nhưng đây có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm mà người bệnh phải đặc...Xem chi tiết
-
Đau buốt đường tiểu có nên quan hệ tình dục?
Đau buốt đường tiểu khiến bệnh nhân gặp không ít phiền toái, khó chịu mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người bệnh. Bị đau buốt đường tiểu có nên quan hệ tình dục không...Xem chi tiết
-
Tiểu ra máu nhưng không đau là dấu hiệu ung thư?
Tiểu ra máu nhưng không đau có phải dấu hiệu ung thư? Là thắc mắc của rất nhiều người bệnh gửi về cho chúng tôi. Bởi vì rất nhiều người có suy nghĩ tiểu ra máu không đau chỉ là hiện...Xem chi tiết
-
Tiểu ra máu sau khi quan hệ nguy hiểm đến mức nào?
Tiểu ra máu sau quan hệ xảy ra khiến nhiều cặp đôi lo lắng, hoảng hốt vì không biết nguyên nhân vì sao và tình trạng này nguy hiểm tới mức nào. Theo như đánh giá từ các bác sĩ Phòng khám chữa...Xem chi tiết
-
Ăn gì khi bị đái dắt là tốt nhất?
Đái dắt là tình trạng người bệnh phải đi tiểu rất nhiều lần trong ngày gây ra rất nhiều những phiền toái trong sinh hoạt. Khi điều trị tiểu dắt, bên cạnh những phương pháp điều trị khoa...Xem chi tiết
-
Những điều cần biết về tiểu rắt ở nam và nữ
Những điều cần biết về bệnh tiểu rắt ở nam và nữ là gì? Tiểu rắt là tình trạng người bệnh thường xuyên buồn đi tiểu nhiều lần trong ngày. Hiện tượng này không chỉ ảnh hưởng đến...Xem chi tiết