Chồng em bị đau tức tinh hoàn bên trái thì phải làm sao?

Lượt xem: 3657
Đánh giá: 
Chồng em bị đau tức tinh hoàn bên trái thì phải làm sao?
Điểm trung bình:  8.8 /  10 (  605 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Hỏi:

“Chào bác sĩ! Dạo gần đây chồng em thấy mình có hiện tượng tinh hoàn bị sưng tấy và đau ở vùng dưới tinh hoàn bên trái, anh ấy làm việc gì cũng cảm thấy đau tức. Đặc biệt khi chúng em gần gũi, quan hệ vợ chồng. Vậy bác sĩ cho em hỏi chồng em bị đau tức tinh hoàn bên trái thì phải làm sao? Nguyên nhân do đâu? Mong bác sĩ giải đáp cho em. Em cảm ơn bác sĩ!”

C.NQ (Hà Nội)

Trả lời:

Bạn Q thân mến!

Trước tiên chúng tôi rất cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi qua hòm thư giải đáp của chúng tôi. Bạn có hỏi “Chồng em bị đau tức tinh hoàn bên trái thì phải làm sao? Nguyên nhân do đâu?” chúng tôi xin trả lời bạn như sau:

Đau tinh hoàn trái thì phải làm sao

Đau tinh hoàn trái là hiện tượng hay xảy ra ở nam giới

Theo các chuyên gia của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh: Tinh hoàn được cho là bộ phận nhạy cảm và vô cùng quan trọng trong các bộ phận sinh dục của nam giới vì nó là nơi sản xuất ra tinh trùng để có thể giúp phụ nữ thụ thai. Tuy nhiên, cũng như các bộ phận sinh dục khác, tinh hoàn cũng là nơi có khả năng mắc một số chứng bệnh nguy hại như đau tinh hoàn, viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn…Trong số đó, đa số tình trạng đau tinh hoàn trái thường xảy ra phổ biến hơn. Đau tức tinh hoàn ảnh hưởng đến cuộc sống tình dục làm tình cảm vợ chồng bị nhạt nhòa. Người mắc phải thường đau tinh hoàn trái thường cảm thấy rất khó chịu khi cử động. Vậy, đau tinh hoàn trái được biểu hiện như nào? Nguyên nhân do đâu?

Biểu hiện của đau tinh hoàn trái

Triệu trứng khi bị đau tinh hoàn đó là:

Mào tinh hoàn và tinh hoàn có dấu hiệu đau rát và sưng tấy

Đi tiểu khó kèm có mủ khi tiểu

Phù nề vùng da ở dương vật

Có trường hợp bị nổi hoạch ở vùng bẹn

Khi xuất hiện cơn đau, nhiệt độ cơ thể tăng cao

Nhiều trường hợp, bệnh đau tinh hoàn trái ở nam giới nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, sẽ dẫn tới tình trạng mãn tính, tăng nguy cơ mắc phải một số bệnh nam khoa nguy hiểm như: ung thư tinh hoàn, viêm tinh hoàn…

biểu hiện của đau tinh hoàn trái

Tại sao nam giới bị đau tinh hoàn trái?

Bệnh đau tức tinh hoàn trái có thể do sinh lý hoặc đau tức do bệnh lý

Trường hợp bị đau tức tinh hoàn trái do sinh lý

Tinh hoàn nam giới bị tổn thương do va chạm trong sinh hoạt, mang vác nặng gây chèn ép dương vật và tinh hoàn thì cũng có thể gây nhức, mỏi… gây tụ máu ở tinh hoàn

Khi nam giới mặc đồ lót quá chật khiến tinh hoàn bị chèn ép dẫn tới có cảm giác bị đau tức.

Thủ dâm quá độ hoặc cách thức kích thích khi thủ dâm cũng là nguyên nhân khiến dương vật và tinh hoàn bị ảnh hưởng trầm trọng gây đau tức.

Quan hệ tình dục quá thô bạo, hoặc với thời gian cương cứng dương vật lâu cũng là nguyên nhân làm đau tinh hoàn trái.

Quan hệ tình dục nhưng không thể xuất tinh, hoặc xuất tinh quá nhiều làm cho tinh hoàn luôn trong trạng thái ức chế mạnh cũng làm đau tinh hoàn.

Đau tức tinh hoàn trái không quá khó chịu và thường tự hết sau 1 - 2 ngày

Trường hợp đau tức tinh hoàn do bệnh lý

- Viêm mào tinh hoàn: Thường đau liên tục và kèm theo là các triệu chứng như sốt, da vùng bìu có thể đỏ, khi sờ thấy mào tinh hoàn sưng to và chỉ nắn nhẹ cũng rất đau. Đau khi giao hợp hay xuất tinh. Dương và bụng dưới bị đau, khi đi bộ hoặc đứng cảm giác đau sẽ biểu hiện rõ rệt hơn.

- Xoắn tinh hoàn: Bệnh lý do tinh hoàn tự xoay quanh trục gây tắc nghẽn đột ngột thừng tinh, làm tắc lượng máu đến tinh hoàn dẫn đến tình trạng đau và sưng. Bệnh thường biểu hiện là xuất hiện những cơn đau dữ dội ở một bên tinh hoàn, kéo dài dưới 6 tiếng, bìu sưng to, luôn trực nôn, đau bụng dưới.

Đau tinh hoàn do xoắn tinh hoàn

- Viêm tuyến tiền liệt mãn tính: Biểu hiện viêm tuyến tiền liệt mãn tính có thể gây đau tinh hoàn, dấu hiệu thường là đau một bên tinh hoàn, đau âm ỉ hay liên tục. Bệnh nhân đa số là các thanh niên, và ít thấy ở người cao tuổi.

- Thoát vị bẹn: Tình trạng một bộ phận của cơ thể bị đẩy ra khỏi vị trí được giới hạn của nó trong cơ thể. Bệnh này thường xảy ra ở nơi tinh hoàn được nối với cơ thể. Người bệnh thường thấy tức nặng ở vùng bẹn bìu và một bên bìu bị to lên thành khối phồng do ruột ở trên dồn xuống và sưng to hơn khi người bệnh đi lại hay làm việc nặng.

- Giãn tĩnh mạch thừng tinh: Bệnh này đau không nhiều nhưng chủ yếu là đau tức, đau hơn khi vận động, thường gặp ở tinh hoàn bên trái, tĩnh mạch tinh hoàn bị dãn rộng.

đau tinh hoàn do giãn mạch thừng tinh

- Nang mào tinh hoàn: Nang mào tinh được hiểu là một u nang phát triển trong ống dẫn tinh trùng. Đa số các trường hợp nang này là lành tính bởi vì nó được hình thành do sự tích lũy của tinh trùng. Nếu nang mào tinh quá lớn sẽ dẫn đến tình trạng căng tức và gây đau tinh hoàn.

Đau tức tinh hoàn trái có nguy hiểm không?

  • Nếu nam giới bị đau tinh hoàn trái trong thời gian dài nhưng không được chữa trị thì sẽ ảnh hưởng tới khả năng sinh dục, chức năng sinh lý của người đàn ông sẽ bị giảm sút đi nhiều.
  • Có nguy cơ gây vô sinh hiếm muộn ở nam giới
  • Hơn nữa, đau tức tinh hoàn ảnh hưởng tới đời sống tình dục, không gây hưng phấn cho bạn tình và dẫn tới nguy cơ làm hạnh phúc gia đình rạn nứt. Nhiều gia đình tan vỡ vì không đáp ứng được nhu cầu. Quan trọng hơn là nam giới có thể mắc các bệnh nam khoa nguy hiểm

Nên làm gì khi bị đau tức tinh hoàn trái?

Dùng đá lạnh để chườm lên bìu: Khi bị sưng, hành động chườm lạnh sẽ giảm bớt tình trạng đau nhức ở tinh hoàn. Bạn có thể khăn mỏng để bọc bên ngoài túi chườm lạnh trước khi đặt vào vùng bìu. Bạn nên chườm trong khoảng 30 phút, không nên chườm quá lâu có thể sẽ khiễn da ở bìu tổn thương.

Nâng đỡ vùng kín: Bạn nên nằm nghỉ ngơi một chỗ để giảm các cơn đau.

Hạn chế đi lại và hoạt động mạnh: Hạn chế đi lại nhiều, bạn nên đi nhẹ nhàng tránh gây áp lực và tổn thương lên tinh hoàn.

Tránh mặc đồ lót quá chặt: Nên mặc đồ lót có khả năng nâng đỡ tốt cho tinh hoàn.

Vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ: Ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn gây viêm nhiễm tinh hoàn.

Quan hệ tình dục an toàn: không nên thủ dâm hoặc dung các kích thích mạnh khi thủ dâm, và không nên quan hệ tình dục khi bị đau tinh hoàn.

Hy vọng với những thông tin mà các bác sĩ của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh đưa ra, sẽ giúp bạn Q giải đáp được thắc mắc “Chồng em bị đau tức tinh hoàn bên trái thì phải làm sao? Nguyên nhân do đâu?” của bạn. Để không gặp phải các tác hại không mong muốn bạn nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín để có thể phát hiện sớm và được điều trị kịp thời trước khi có những biến chứng phức tạp ảnh hưởng đến sức khỏe của chồng bạn cũng như hạnh phúc gia đình.

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?

  • Kháng sinh chữa viêm tinh hoàn Kháng sinh chữa viêm tinh hoàn
    Dùng kháng sinh trị viêm mào tinh hoàn là phương pháp được nhiều nam giới ưu tiên lựa chọn. Thế nhưng không phải trường hợp nào việc dùng thuốc cũng đem đến hiệu quả. Theo chuyên gia thì mỗi...
    Xem chi tiết
  • Viêm tinh hoàn có vô sinh không? Viêm tinh hoàn có vô sinh không?
    Bị viêm tinh hoàn là bệnh lý viêm nhiễm thường gặp ở nam giới ở độ tuổi sinh sản. Bệnh có thể gây ra nhiều những ảnh hưởng xấu đến đời sống tình dục, chất lượng cuộc sống của...
    Xem chi tiết
  • Đau tinh hoàn khám ở đâu Đau tinh hoàn khám ở đâu
    Đau tức tinh hoàn là bệnh lý gây đau đớn và ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, đời sống tình dục của nam giới vì thế nhiều nam giới khi bị bệnh thường tìm đến rất nhiều cách để khắc...
    Xem chi tiết
  • Viêm tinh hoàn có chữa được không Viêm tinh hoàn có chữa được không
    Viêm mào tinh hoàn là tình trạng tinh hoàn bị viêm nhiễm do sự tấn công của các vi khuẩn, virus… Bệnh có thể khiến nam giới bị vô sinh hiếm muộn. Vậy điều trị viêm tinh hoàn như thế nào để...
    Xem chi tiết
  • Điều trị viêm tinh hoàn Điều trị viêm tinh hoàn
    Điều trị viêm tinh hoàn là việc làm cần thiết giúp nam giới phục hồi chức năng sinh lý và duy trì khả năng sinh sản. Điều trị viêm tinh hoàn cần tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ và quan trọng...
    Xem chi tiết
  • Nguy cơ mắc viêm tinh hoàn sau quai bị Nguy cơ mắc viêm tinh hoàn sau quai bị
    Người bị quai bị có nguy cơ mắc bệnh viêm tinh hoàn không? Quai bị là một trong những bệnh thường xuất hiện ở trẻ em và dễ lây lan cho người đối diện. Tuy nhiên, đối với người trưởng...
    Xem chi tiết