Ảnh hưởng của bệnh giang mai với phụ nữ mang thai?

Lượt xem: 3735
Đánh giá: 
Ảnh hưởng của bệnh giang mai với phụ nữ mang thai?
Điểm trung bình:  8.9 /  10 (  588 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Bị bệnh giang mai lúc mang thai là điều không may mắn của nhiều người mẹ. Tuy nhiên, rơi vào tình huống này, bạn nên bình tĩnh để có cách xử lý thích hợp nhất, vừa tốt cho mẹ lại vừa an toàn cho con. Những ảnh hưởng của bệnh giang mai với phụ nữ mang thai không hề nhỏ, nhưng nếu phát hiện và điều trị bệnh kịp thời bệnh vẫn có thể khống chế và bé yêu của bạn vẫn đảm bảo được sự an toàn.

Ảnh hưởng của bệnh giang mai khi mang thai

Xét theo hướng tiêu cực, nếu phụ nữ mang thai mắc bệnh giang mai mà không được điều trị kịp thời thì sẽ gây ra những ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi trong bụng.

 

Sự nguy hiểm của giang mai với phụ nữ có thai

Ảnh hưởng của bệnh giang mai với phụ nữ mang thai và thai nhi thường thấy:

Đối với thai phụ

- Các xoắn khuẩn giang mai có thể tác động đến nhiều bộ phận trong cơ thể bạn và gây ra những bệnh lý nguy hiểm về cơ, xương, khớp, tim mạch, não, mắt...

Bệnh có thể lây nhiễm cho thai nhi ngay khi thai nhi còn trong bụng mẹ thông qua nhau thai

- Sinh non: Dễ xảy ra trong giai đoạn từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 8, các xoắn khuẩn giang mai tác động trực tiếp đến bào thai khiến cho bào thai bị tổn
thương, lâu dần có thể chết lưu hoặc bị giang mai bẩm sinh ngay từ trong bệnh mẹ.

- Sảy thai: Xảy ra trong khoảng giai đoạn từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6, xoắn khuẩn giang mai vào nhau thai gây viêm động mạch dẫn đến tắc động mạch, nhau thai bị hủy hoại khiến cho thai nhi không nhận được chất dinh dưỡng và dẫn đến bị sảy thai.

- Thai chết lưu: Thường gặp trong giai đoạn gần sinh, thai chết lưu trước sinh vài tháng hoặc sinh xong mới chết lưu, tỉ lệ này khoảng 8%.

Đối với thai nhi

Các nghiên cứu cho thấy rằng, tỉ lệ những đứa trẻ nằm trong bụng những bà mẹ bị mắc bệnh giang mai tử vong là 25%, tỉ lệ truyền bệnh cho thai nhi rơi vào khoảng 50% đến 70%.

Trường hợp trẻ được sinh ra ở những bà mẹ mắc bệnh giang mai thì có bé sẽ có biểu hiện bệnh giang mai khi vừa mới chào đời. Tuy nhiên, cũng có những bé phải đến 2,3 tháng sau mới thấy dấu hiệu bệnh giang mai.

ảnh hưởng của giang mai tới thai nhi

Biểu hiện bệnh giang mai bẩm sinh ở bé thường là:

  • Ban đầu thường thấy triệu chứng bé phát ban, sốt, mệt mỏi, khóc khàn giọng
  • Khi đi thăm khám, bác sĩ sẽ phát hiện bé bị sưng gan, lá lách, vàng da, thiếu máu và rất nhiều các triệu chứng khác

Chăm sóc trẻ mắc bệnh giang mai phải thật cẩn thận và chú ý, nếu không sẽ tăng tình trạng nhiễm trùng ở bé.

Đặc biệt, có một vài trường hợp mắc bệnh giang mai bẩm sinh nhưng không hề có biểu hiện gì, cho đến khi bé lớn và trưởng thành thì các triệu chứng của bệnh giang mai mới bắt đầu xuất hiện.

Biện pháp phòng tránh bệnh giang mai ở phụ nữ mang bầu

Ảnh hưởng của bệnh giang mai với phụ nữ mang thai rất lớn, chính vì vậy chị em cần phải kiểm tra sức khỏe của mình thật cẩn thận trước khi có ý định mang thai nhằm đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé. Một số biện pháp phòng tránh bệnh giang mai ở phụ nữ mang bầu đó là:

phòng tránh giang mai đối với phụ nữ mang thai

- Quan hệ tình dục an toàn, trong quá trình mang thai cần phải cẩn trọng trong việc quan hệ tình dục, kể cả với chồng.

- Thăm khám thai kỳ thường xuyên để biết được tình trạng sức khỏe của thai nhi và sức khỏe của bản thân

- Làm xét nghiệm huyết thanh để dự phòng bệnh giang mai bẩm sinh, kịp thời có phương pháp điều trị bệnh giang mai để không gây ảnh hưởng đến bé. Nếu thai phụ bị chẩn đoán là mắc bệnh giang mai và đã lây nhiễm sang cho thai nhi thì có thể được chỉ định đình chỉ thai nghén hoặc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

- Hạn chế việc tiếp xúc với những người có nguy cơ mắc bệnh giang mai

Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề “Ảnh hưởng của bệnh giang mai với phụ nữ mang thai” bạn có thể liên hệ trực tiếp vào số máy 0386977199 để được các chuyên gia của phòng khám Hưng Thịnh http://namkhoahn.org/phong-kham-da-khoa-thanh-duc-uy-tin-tao-niem-tin-12WEF98O.html tư vấn miễn phí.

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?